Đối với mỗi người, trong công việc cũng như trong cuộc sống hằng ngày thì rất hay sử dụng biên bản để ghi lại những nội dung, sự kiện đã diễn ra trong gia đình, công ty hoặc cơ quan làm việc. Mỗi loại biên bản khác nhau đều có cách trình bày và nội dung khác nhau.Đặc biệt đối với các tình huống trong gia đình thì biên bản thường gặp nhất là biên bản họp gia đình chia đất. Sau đây Trần Anh kính mời quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để tìm hiểu rõ hơn nhé.
1.Biên bản họp gia đình chia đất là gì ?
Biên bản họp gia đình là biên bản được lập ra để ghi lại những thỏa thuận nội bộ của các thành viên trong gia đình đã tham gia vào buổi học đó. Mục đích của biên bản này là giúp phân chia quyền sử dụng đất đai.Loại biên bản này cũng có thể được xem loại biên bản hội họp.
Đối với biên bản họp gia đình về việc phân chia quyền thừa kế về đất đai hay nhà ở, thì các thành viên nằm trong hàng thừa kế sẽ họp lại và thỏa thuận phân chia phần tài sản thừa kế, di sản thừa kế mà họ được hưởng từ người để lại di sản thừa kế (cha, mẹ hay ông bà).
2. Những thành phần trong biên bản họp gia đình
Trong một mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai thường có những nội dung chính như:
– Ngày tháng, tiêu ngữ, tên biên bản. Đây là thành phần bắt buộc trong tất cả các loại giấy tờ, văn bản hành chính.
– Thời gian địa điểm viết văn bản
– Các thành phần tham dự cuộc họp: nêu họ tên, CMND/CCCD, ngày tháng năm sinh, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, điện thoại… của những người tham gia cuộc họp.
– Nội dung cuộc họp: liệt kê tất cả thông tin về các tài sản là đất đai mà người mất để lại (trình bày một cách cụ thể, chi tiết, kèm theo các giấy tờ chứng minh), đưa ra những ý kiến, tranh chấp (nếu có) của những người tham gia
– Sau khi bàn luận tranh chấp, nêu quan điểm ý kiến thì cuối cùng nên đưa ra ý kiến thống nhất giữa các bên: nói chi tiết rõ ràng tài sản nào được chia cho ai, ai là người được nhận thừa kế phần bất động sản, ai là người có nghĩa vụ đối với người đã chết…
– Các thành viên tham dự cuộc họp biểu quyết cho ý kiến về các mục trên. Đọc từng mục và biểu quyết về các vấn đề, nội dung chính của cuộc họp sau khi đã thống nhất.
– Kết quả biểu quyết: tán thành, không tán thành hoặc ý kiến khác…Nếu có ý kiến khác thì phải ghi chính xác, đầy đủ người đưa ra ý kiến là ai, nội dung ý kiến là gì…
– Đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản chia đất đai: đã đọc bản biên bản này cho mọi người cùng nghe; nhận thấy hoàn toàn đúng theo ý nguyện, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí theo di chúc của người đã mất…
– Người lập biên bản, những người tham dụe cuộc họp phải kí và ghi rõ họ tên/điểm chỉ;
– Chữ ký xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.
Đây là những nội dung bắt buộc phải có trong một biên bản họp gia đình chia đất đai. Những nội dung này là các phần chính không thể bỏ qua, nếu như trong quá trình lập biên bản họp gia đình chia đất đai mà bỏ đi phần nội dung nào đó thì sẽ rất khó để có được một biên bản hoàn chỉnh và hợp pháp. Nếu như bỏ cũng cần có sự đồng ý của tất cả các thành viên trong gia đình.
3. Mẫu biên bản họp gia đình chia đất đai tài sản
Mẫu biên bản phân chia đất hương hỏa
4.Những lưu ý khi viết biên bản họp gia đình
Để có thể đảm bảo được sự chính xác về nội dung ghi trong biên bản, phải có mục xác nhận của người làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (như Ủy ban nhân dân cấp xã) để đảm bảo tính pháp lý
Biên bản họp gia đình và những thỏa thuận phải được lập ra dưới sự chứng kiến của tất cả các thành viên kèm theo xác nhận của họ. Bất kỳ sự không đồng ý xác nhận của thành viên nào cũng là nguy cơ tiềm ẩn rủi ro để phát sinh tranh chấp. Không giống với các cuộc họp hay hội nghị khác, chỉ cần đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên dự họp; cuộc họp gia đình mục đích chia đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của từng thành viên trong gia đình nên cần phải có mặt đầy đủ.
Những loại tài sản được đề cập đến trong biên bản họp gia đình chia đất nên được thể hiện giá trị ở dạng số và dạng chữ sẽ rõ ràng và dễ đối chiếu hơn
Biên bản họp cần được công chứng tại các Tổ chức hành nghề công chứng thì biên bản mới có đầy đủ hiệu lực pháp lý
Viết phải đúng chính tả, sử dụng tiếng phổ thông, không sử dụng từ ngữ địa phương để tránh gây nhầm lẫn, khó hiểu cho người đọc
Trên đây là tất cả thông tin về biên bản họp gia đình chia đất mà Trần Anh muốn đưa đến cho bạn. Hy vọng bạn sẽ nhận được những thông tin hữu ích vì những thuộc tính, nguyên tắc khi lập biên bản họp gia đình chia đất là rất quan trọng. Đối với các tài sản giá trị lớn như nhà cửa, đất đai thì sự rõ ràng, minh bạch sẽ giảm thiểu được các rủi ro không mong muốn.