Đất DGD là gì? Mục đích và nguyên tắc sử dụng loại đất này như thế nào? Đây là những câu hỏi rất được nhiều người quan tâm đến hiện nay. Bài viết này tập đoàn Trần Anh chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này cho bạn đọc. Đừng bỏ qua bài viết này.
1/ Khái niệm DGD
Đất DGD là ký hiệu đất cơ sở giáo dục- đào tạo. Đất DGD được sử dụng với mục đích xây dựng các công trình phục vụ giáo dục- đào tạo.
Các công trình phục vụ cho giáo dục- đào tạo theo Điều 6 Thông tư 01/2017/TT-BTNMT cụ thể:
- Nhà trẻ, trường mầm non; trường tiểu học; trường trung học cơ sở; trường trung học cơ sở dân tộc nội trú; trường trung học phổ thông; trường phổ thông dân tộc bán trú; trường trung học phổ thông dân tộc nội trú;
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên; trường trung cấp nghề; trung tâm giáo dục nghề.
- Trường đại học, trường cao đẳng, trường cao đẳng nghề.
Theo khoản d Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất cơ sở giáo dục- đào tạo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Khi sử dụng loại đất này cần phải tuân thủ theo kế hoạch, quy hoạch được đề ra. Bên cạnh đó, phải đảm bảo được sự đồng bộ với quy hoạch đất ở của người dân và đất khu đô thị đã được nhà nước cấp phép.
2.Nguyên tắc sử dụng đất cơ sở giáo dục- đào tạo
Căn cứ vào Điều 147 Luật Đất đai 2013, nguyên tắc sử dụng đất DGD được quy định cụ thể như sau:
- Việc sử dụng đất phải phù hợp với kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Những đối tượng được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao, được thuê và không được sử dụng đất sai mục đích.
- Nghiêm cấm việc sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp vào bất kỳ mục đích cá nhân khác.
- Nhà nước khuyến khích việc sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, thể dục thể thao, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, môi trường.
3. Đất DGD có thời hạn sử dụng trong bao lâu?
Căn cứ vào Luật Đất đai 2013, thời gian sử dụng đất DGD được quy định cụ thể như sau:
- Thời hạn không quá 70 năm đối với đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính
- Thời hạn cho thuê đất không quá 50 năm đối với tổ chức để sử dụng vào các dự án đầu tư.
4.Có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất DGD sang đất ở được không?
Căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 được nêu rõ nội dung: “ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở”.
Nếu người dân có nhu cầu chuyển đổi đất DGD sang đất ở thì phải có sự cho phép bởi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng phải dựa trên các quy định tại điều 52 Luật Đất đai 2013, cụ thể:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được phê duyệt bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin thuê đất, giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
5.Thủ tục, hồ sơ cần có khi chuyển mục đích sử dụng đất DGD
Cũng giống như các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác, người dân có nhu cầu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất cần phải chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ, thủ tục như sau:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Cuối cùng, nộp hồ sơ được tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Theo Điều 61 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định cụ thể thực hiện một số điều của Luật đất đai năm 2013 nêu rõ:
- Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai (gồm thủ tục giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất) được quy định như sau:
- Giao đất, thuê đất là không quá 20 ngày không kể thời gian giải phóng mặt bằng;
- Chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày.
- Thời gian quy định được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không bao gồm thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người dân nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định trong thời gian tối đa cho phép là 03 ngày.
- Riêng đối với các xã ở các vùng miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện sẽ được tăng lên 15 ngày.
Trên đây là toàn bộ tổng quan về đất DGD. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích cho bạn.