Đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không? Cần những thủ tục như thế nào. Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc, qua đó Tập Đoàn Trần Anh sẽ giải đáp những thắc mắc về quá trình chuyển nhượng cũng như vấn đề liên quan nhất nhé!
Khái quát về đất trồng lâu năm
Đất trồng cây lâu năm là đất được sử dụng vào mục đích loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, gồm:
– Cây trồng công nghiệp lâu năm: Là loại cây trồng lâu năm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, cà phê, chè,…
– Cây ăn quả : Là cây lâu năm cho quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, mận, mơ, măng cụt,…
– Cây dược liệu : là cây lâu năm dùng làm dược liệu như hồi, quế, sâm…
– Các loại cây lâu năm khác : Loại cây để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, hoa sữa, bụt mọc,…).
Một số thủ tục đất trồng cây lâu năm lên thổ cư cần thực hiện
Theo luật đất đai 2013 quy định tại Điều 167 như sau:
Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, cho thuê, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, được thực hiện như sau:
- Hợp đồng chuyển nhượng, chuyển đổi, tặng cho, góp vốn, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
- Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất hay đất nông nghiệp; tài sản gắn liền với đất, hay với đất mà một bên,..
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, và tài sản gắn liền với đất được công chứng theo quy định của pháp luật về dân sự.
- Thực hiện công chứng tại các tổ chức hành nghề, việc chứng thực được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
Vậy đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không?
Để trả lời cho câu hỏi này thì cần Căn cứ vào Luật đất đai 2013 như sau:
Theo quy định, phải có sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì khi người sử dụng đất có nhu cầu muốn chuyển cần chú ý vài điều
Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển nhượng sử dụng đất theo 02 căn cứ như sau:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. ( cấp huyện). Phải xác định diện tích các loại đất cần chuyển trong năm theo kế hoạch đến từng đơn vị hành chính ( Cấp xã)
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển. Như vậy, nếu kế hoạch sử dụng đất hàng năm mà được cấp và có thẩm quyền phê duyệt thì diện tích đó sẽ được chuyển khi người dân có đơn xin chuyển.
Lưu ý sau:
- Người dân có thể xem khu vực nào được chuyển tại tờ bản đồ kế hoạch sử dụng đất.
- Về diện tích được chuyển nhượng sẽ có giới hạn theo hạn mức ở từng địa phương cụ thể.
Cần chuẩn bị những gì chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất ở
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ
Đơn xin phép và giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng cây hay quyền sở hữu hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và tài sản khác gắn liền với đất.
Ngoài ra, một số hồ sơ ( Nộp kèm) gồm: Sổ hộ khẩu; chứng minh thẻ căn cước công dân.
Bước 2. Nộp hồ sơ
Phòng Tài nguyên và Môi trường (là cơ quan nhận hồ sơ)
Nếu hồ sơ bị thiếu: Phải thông báo trong thời gian không quá 03 ngày để được hướng dẫn nộp hồ sơ bổ sung.
Bước 3. Giải quyết yêu cầu
Người sử dụng đất trong giai đoạn này phải chú ý thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định.
Khi nhận được thông báo số tiền nộp thì nộp tại cơ quan thuế và lưu ý giữ hóa đơn để xuất trình theo yêu cầu.
Bước 4. Trả kết quả
Thời hạn giải quyết không quá 15 ngày
Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu xa, thi thời hạn giải quyết không quá 25 ngày
=> Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Qua bài viết trên, Tập đoàn Trần Anh hy vọng sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về câu hỏi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư được không? Để từ đó có thể tiến hành thủ tục theo đúng quy định.