Trên bản đồ địa chính có khá nhiều ký hiệu. Mặc dù nó không phổ biến như các ký hiệu ODT, ONT,… nhưng TSC cũng là ký hiệu đất gặp khá thường xuyên. Vậy đất TSC là gì?, các quy định sử dụng, quản lý đất TSC như thế nào? Hãy cùng Trần Anh Group chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
1. Khái niệm đất TSC
Theo quy định Luật Đất đai 2013, TSC là ký hiệu của đất dùng để xây dựng trụ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị – xã hội. Đây là đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc quản lý của Nhà nước.
TSC là loại đất thuộc nhóm phi nông nghiệp. Không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay bất kỳ mục đích cá nhân nào khác.
Loại đất này có vai trò quan trọng đối với đất nước. Nhà nước sẽ tiến hành quy hoạch và lưu trữ đất TSC nhằm phục vụ cho mục đích công.
Các tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất TSC phải đảm bảo sử dụng đúng mục đích và đúng quy định pháp luật hiện hành.
2. Quy định sử dụng và quản lý đất TSC
Đất TSC tuyệt đối không được sử dụng cho bất kỳ mục đích cá nhân khác. Để đảm bảo cho việc quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích của đất, Nhà nước đã ban hành các quy định trong việc sử dụng và quản lý đất TSC.
2.1. Quy định về sử dụng đất TSC
- Không lạm dụng đất TSC: Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì đất TSC chỉ được cấp phép sử dụng để xây dựng các cơ quan Nhà nước, thiết lập cơ sở chính trị – xã hội phục vụ cho mục đích công cộng. Trong trường hợp chiếm dụng đất TSC sử dụng cho mục đích nông nghiệp, công nghiệp hay tư lợi cá nhân. Đều là vi phạm và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật .
- Khuyến khích sử dụng đất TSC hợp lý: Hiện nay, Nhà nước đã đưa ra các chính sách khuyến khích sử dụng đất TSC vào mục đích phát triển xã hội. Ví dụ xây dựng các công trình như trường học, nhà văn hóa, trung tâm nghiên cứu,…
2.2. Quy định về quản lý đất TSC
Những khu đất chưa được đưa vào sử dụng thì sẽ được Nhà nước bàn giao cho các tổ chức, cá nhân tổ chức quản lý, sử dụng.
Nhà nước sẽ đưa ra những quy định về việc quản lý đất TSC. Các hành vi vi phạm pháp luật như: chặt phá cây cối, cắt xén, mua bán,… bất cứ hành vi tác động lên mảnh đất này sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
Theo Luật Đất đai 2013, những người được giao quản lý đất TSC có thể là cá nhân, tổ chức, cơ quan,.. Những đối tượng này có nhiệm vụ quản lý, giám sát và chịu toàn bộ trách nhiệm với khu đất này, đảm bảo đất hoàn toàn được nguyên vẹn, giữ được diện tích ban đầu của đất.
3. Thực trạng trong công tác quản lý và sử dụng đất TSC
- Việc thực hiện kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức. Việc sử dụng đất TSC của tổ chức và các địa phương chưa được giám sát, quản lý, kiểm tra thường xuyên. Hiện nay, tại nhiều địa phương hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số tổ chức bị lấn chiếm đang được diễn ra.
- Việc quản lý còn nhiều sai sót, buông thả ở một số tổ chức, cá nhân. Không sử dụng đất TSC sai mục đích, sai không năng, sử dụng không hết diện tích đất.
- Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm còn chưa chủ động lập phương án quản lý và sử dụng đất phù hợp. Còn nhiều khu vực đất TSC bị bỏ hoang. Còn nhiều danh mục dự án cần thu hồi đất, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất diễn ra còn chậm
4. Một số biện pháp nhằm nâng cao quá trình quản lý và sử dụng
Để khắc phục những thực trạng kể trên, các UBND tỉnh, thành phố đang đề xuất ra các biện pháp dưới đây:
- Tiến hành thực hiện rà soát các thửa đất đang có vướng mắc trên địa bàn theo đơn vị hành chính. Hoặc các thửa đất TSC đang bị các tổ chức sử dụng đất sai mục đích, đất bị lấn chiếm, không có nhu cầu sử dụng hết diện tích đất được giao để đất hoang hóa… Đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể để xử lý hiệu quả, phù hợp với kế hoạch quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
- Tích cực tuyên truyền cho người dân về đất TSC và các quy định về đất TSC nhằm giúp cho người dân tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vận động người dân hoàn trả lại diện tích đất TSC đã và đang bị lấn chiếm.
- Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trách nhiệm sử dụng và quản lý đất TSC đối với đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, nhất là cấp xã.
- Tăng cường tổ chức giám sát, kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất TSC của các cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra đã ban hành. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đối với các kết luận thanh tra còn có ý kiến khác nhau cần sớm xác minh, để rõ ràng minh bạch, tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đất TSC