Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích là ở, nhưng không phải loại nhà nào cũng được ở hoặc được thuê. Vậy, có bao nhiêu loại nhà và các loại nhà được phân cấp công trình như thế nào? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.
1. Các loại nhà ở tại Việt Nam
Theo Điều 3 về Luật nhà ở 2014, hiện nay Việt Nam có 6 loại nhà ở:
1.1. Nhà ở riêng lẻ
Nhà ở riêng lẻ là loại nhà được xây trên thửa đất của chủ sở hữu cá nhân, gia đình hoặc tổ chức nào đó. Nhà ở riêng lẻ bao gồm các loại:
- Nhà biệt thự
- Nhà độc lập
- Nhà liền kề
Đây là loại nhà phổ biến nhất ở Việt Nam hiện tại. Căn cứ vào quy mô và kết cấu của công trình, nhà ở riêng lẻ được chia thành các phân hạng như sau: nhà cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4.
1.2. Nhà chung cư
Đây là loại nhà có từ 2 tầng trở lên, các cư dân sống ở đây sẽ sở hữu một căn hộ rieng, có lối đi chung và các hệ thống tiện ích riêng và chung. Nhà chung cư có hai loại:
- Chung cư xây với riêng mục đích là chỉ để ở
- Chung cư xây với mục đích vừa ở vừa kinh doanh.
1.3. Nhà thương mại (shophouse)
Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư để xây không chỉ để ở, mà còn để cho thuê, bán hoặc cho thuê mua theo cơ chế thị trường.
1.4. Nhà ở công vụ
Nhà ở công vụ là nhà ở dành cho những đối tượng như: Nhà nước thuộc diện ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;, quân nhân chuyên nghiệp, sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động, luân chuyển theo yêu cầu an ninh, quốc phòng, ngoại trừ các đối tượng mà pháp luật quy định phải ở trong doanh trại của lực lượng vũ trang, Cán bộ lãnh đạo của Đảng,..
1.5. Nhà ở để phục vụ tái định cư
Đây là loại nhà ở khi nhà nước thu đất của cá nhân hay hộ gia đình hoặc bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa có nơi ở thì những đối tượng này sẽ được ở trong nhà phục vụ tái định cư trong một khoảng thời gian.
1.6. Nhà ở xã hội
Đây là loại nhà ở dành cho các đối tượng thuộc diện được Nhà nước hổ trợ chính sách nhà ở theo quy định của pháp luật.
Những đối tượng được hỗ trợ chính sách gồm 10 đối tượng dưới đây:
– Người có công với cách mạng với Nhà nước theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.
– Hộ gia đình cận nghèo và nghèo tại các khu vực nông thôn.
– Cán bộ, viên chức, công chức.
– Những người thuộc diện nghèo hoặc cận nghèo, người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.
– Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật.
Tóm lại, đối với những loại nhà như nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung, nhà ở thương mại thì bất kỳ cá nhân, gia đình, tổ chức đều có quyền ở, còn đối với những loại nhà ở còn lại như nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội thì cá nhân, gia đình, tổ chức phải là những đối tượng thuộc diện được nhà nước hỗ trợ theo đúng quy định pháp luật.
2/ Phân cấp công trình nhà ở
Theo Luật Nhà ở 2014, các công trình nhà ở và công trình công cộng được xếp vào cấp công trình dân dụng.
- Công trình nhà ở: nhà chung cư và nhà riêng lẻ
- Công trình công cộng bao gồm:
- Công trình giáo dục;
- Công trình dịch vụ công cộng;
- Công trình thể thao;
- Công trình văn hóa;
- Công trình y tế;
- Công trình thương mại và dịch vụ;
- Công trình thông tin liên lạc, viễn thông;
- Nhà ga;
- Văn phòng, trụ sở cơ quan;
- Các công trình công cộng khác.
Một số yêu cầu khi phân cấp công trình dân dụng:
- Khi phân cấp nhà ở phải tính đến sự an toàn của người và khả năng thoát người khi gặp sự cố.
- Nhà ở riêng lẻ thuộc nhóm nguy hiểm cháy. Nhà chung cư được xếp vào loại nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy. Các yêu cầu về tính nguy hiểm cháy theo công năng được quy định trong QCVN 06:2010/BXD
- Đối với loại nhà chung cư đến 25 tầng yêu cầu xây dựng với cấp công trình lớn hơn cấp II. Nhà chung cư trên 25 tầng (trên 75m) phải được xây dựng với cấp công trình lớn hơn cấp I và giới hạn chịu lửa của các bộ phận chủ yếu của công trình không thấp hơn các giá trị sau:
- Bộ phận chịu lực của nhà: R 180;
- Tường ngoài không chịu lực: E 60;
- Sàn giữa các tầng (bao gồm cả sàn trên tầng hầm và sàn tầng áp mái): REI 90;
- Tường buồng thang trong nhà: REI 180;
- Chiếu thang và Bản than: R 90
Trong đó:
- Giới hạn chịu lửa của cấu kiện xây dựng được ký hiệu bằng REI, EI, RE hoặc R
- R – khả năng chịu lực của cấu kiện;
- E – tính toàn vẹn của cấu kiện;
- I – khả năng cách nhiệt của cấu kiện.
Trên đây, Trần Anh chúng tôi đã chia sẽ cho bạn đọc về các loại nhà và cấp công trình nhà ở hiện nay. Hy vọng rằng bài viết này sẽ không làm bạn đọc thất vọng.