Đối với những người đam mê cây cảnh, thích trồng cây cảnh để làm đẹp cho mảnh sân góc nhà thì hẳn là trầu bà, trầu ông sẽ vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên thì trầu ông khác trầu bà ở đâu thì ít ai có thể phân biệt. Chúng ta cùng Trần Anh Group tìm hiểu về sự khác của trầu ông và trầu bà nhé.
1.Tìm hiểu về trầu bà
Cây trầu bà có tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae),đây là một loài thực vật có hoa. Ngoài ra nó còn có các tên khác như Trầu Ba Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ cây trầu bà. Cây này có tên gọi trầu bà sở dĩ là do nó có hình dáng giống cây trầu.
Về đặc tính thực vật loại này thì đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân của cây có màu xanh còn hoa sẽ mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn gọi là dây trầu bà.Một đặc điểm nổi bật của trầu bà có thể thấy là lá đơn, gốc lá có hình trái tim và thon dài dần lên trên.
2.Cây trầu bà có tác dụng gì?
Ngoài tác dụng quen thuộc là một loại cây cảnh dùng trang trí nội thất hiệu quả,thì trầu bà còn có 2 tác dụng khác rất có lợi cho sức khỏe đó chính là thanh lọc không khí và trị bệnh thận trong Đông Y (Từ điển cây thuốc Việt Nam đã có ghi chép về điều này). Cùng với cây kim tiền, các loại trầu bà thủy sinh là những loại cây cảnh
Trong căn phòng từ 10 m2 thì nên có 1 đến 2 cây trầu bà để có thể thanh lọc không khí, giúp cho gia đình cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn sau những giờ làm việc mệt mỏi ở bên ngoài. Một điểm cộng nữa là cây trầu bà còn có thể hút được môt số loại khí độc, chất độc chằng hạn như các khí benzene,những bức xạ có hại phát ra từ thiết bị điện tử như điện thoại, tivi…..
3.Tìm hiểu về cây trầu ông
Trầu ông cùng họ với cây Trầu Bà. Nó có tên khoa học là: Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy.
Giống như Trầu Bà,một công dụng đáng nhắc đến của trầu ông là có khả năng thanh lọc một số chất gây ung thư và các loại khí độc hại khác
Đây là loại cây thường xanh nên thường được dung làm cây nội thất, hành lang, để bàn,…để giúp ngôi nhà thêm mát mắt và thư giãn.
4.Cách chăm sóc cây Trầu Ông:
Cây trầu ông nên được đặt ở những nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng râm mát vì Trầu Ông là loại cây ưa bóng, bán bóng chỉ phù hợp với cường độ áng sáng trung bình. Không nên trồng cây Trầu Ông ở nơi nắng quá gắt vì như vậy cây sẽ bị vàng, cháy lá hoặc chết.
Còn đối với cây Trầu Ông thủy sinh để bàn thì không nên đặt ở sát cửa kính hoặc những nơi có ánh nắng gắt chiếu vào. Hàng tuần mang cây ra phơi nắng 1 lần vào sáng sớm khoảng 15-30 phút để cây có thể hấp thụ được ánh sáng mà không làm cây bị héo
Nhiệt độ để cây Trầu Ông sinh trưởng tốt nhất là từ 150C – 300C. Do cây không chịu được thời tiết lạnh nên khi trời chuyển lạnh nhiệt độ cần phải trên 80C.
Trầu Ông là cây ưa ẩm, nhu cầu nước của cây khá cao, không hợp khô hạn, nên tưới nước 1 lần/ ngày. Tuy nhiên khi tưới cần tránh tưới quá nhiều nướcsẽ gây hiện tượng úng ngập, cây sẽ bị vàng lá và thối rễ.Đối với cây Trầu Ông thủy sinh, cần thay nước 1 tuần 1 lần; lượng nước thì cho ngập khoảng 2/3 bộ rễ
Trầu Ông là loài cây dễ sống không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng quá nhiều phân bón. Thỉnh thoảng cũng có thể hòa tan một số loại phân bón lá rồi tưới cho cây để cây phát triển được tốt hơn.
Trầu Ông ít sâu hại, nhưng thỉnh thoảng cũng có thể mắc một số bệnh phổ biến như: rầy, rệp, thối rữa, đầu đen…Khi đó, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu hoặc dung dịch kháng khuẩn mạnh để diệt trừ. Để hạn chế sâu bệnh thì nên thường xuyên nhặt bỏ lá vàng, thay nước…
Hy vọng bài viết dưới đây có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về trầu ông và trầu bà. Mong rằng bạn có thể trồng trầu ông và trầu bà thành công để làm đẹp thêm cho ngôi nhà của chính mình.